Kỹ thuật tự sơn tường nhà chuẩn cho mỗi người

Kỹ thuật tự sơn tường nhà chuẩn cho mỗi người

Ngày nay càng nhiều người có xu hướng thích tự trang trí, decor lại nhà cửa nên nhu cầu tìm hiểu về những kỹ thuật tự thi công công trình ngày càng nhiều. Tự sơn tường nhà cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Và để giúp các bạn có có thể tự sơn tường nhà chuẩn, Sơn Hòa Bình sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật tự sơn tường nhà chuẩn trong bài viết dưới đây.

1. Các bước chuẩn bị trước khi bắt đầu sơn nhà

1.1. Chuẩn bị dụng cụ sơn

  • Chổi quét, con lăn sơn (hoặc súng phun).
  • Giấy nhám (dùng để xả lớp sơn cũ với tường nhà cũ hoặc để xả nhám lớp bột trét).
  • Giấy và băng dính (để bảo vệ một số khu vực như ổ điện, chân tường tránh để sơn dính ra ngoài).
  • Một số dụng cụ pha sơn như xô, gậy để khuấy trộn sơn.
  • Đồ bảo hộ (khẩu trang, mắt kính).

1.2. Chuẩn bị bề mặt tường trước khi sơn

Để việc thi công sơn dễ dàng và đảm bảo chất lượng thì cho dù là tường nhà mới hay tường nhà cũ bạn cần nắm vững 3 nguyên tắc sau: Sạch – Khô – Ổn định:

Sạch: Để mặt sơn đảm bảo sạch sẽ cần thao tác làm sạch như sau:

  • Chất dơ, bụi: Lau chùi bằng khăn ướt nhẹ nhàng lao sạch chất dơ, bụi trên tường. Nếu cần thiết có thể sử dụng chất tẩy nhẹ để làm sạch vết dơ và bụi.
  • Rêu/Nấm mốc: Xối thật mạnh với nước sạch hoặc bằng dụng cụ đục, cạo và xử lý bằng dung dịch chống rêu nấm. Sau khi xử lý sau vết rêu – nấm cần để mặt tường khô thoáng.
  • Vết dầu/mỡ: Làm sạch bằng chất tẩy nhẹ và sử dụng ít dung môi nếu cần thiết, chà thật kĩ vết dầu mỡ để hạn chế tối đa tình trạng bám sót lại.

Khô: Mặt tường bắt buộc phải khô để đảm bảo tiêu chí sơn mịn và đẹp. Bạn có thể đo lường độ ẩm trước khi sơn bằng máy đo độ ẩm.

  • Phần nề: Độ ẩm <6% (hoặc <16% nếu sử dụng máy đo Rotimeter Mini BLD 2000)
  • Gỗ: Độ ẩm <10%. Cần kiểm tra có thấm nước hay không để đảm bảo lúc sơn không xảy ra sự cố.

Ổn định: Tường trước khi sơn phải đảm bảo bề mặt ổn định khô – phẳng – mịn, không bong tróc, không rạn nứt. Vậy nên với các mảng sơn cũ, bề mặt không ổn định cần phải thao tác trực tiếp tẩy sạch bằng đục, cạo, máy chà xát cạo hết mảng sơn cũ rồi mới tiến hành sơn chính thức.

1.3. Hướng dẫn cách pha sơn nước – sơn tường nhà

Các bước pha sơn nước

  • Bước 1: Đọc kỹ tài liệu, hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để xem độ pha loãng tối đa là bao nhiêu (tùy vào loại sơn và dụng cụ dùng để sơn)
  • Bước 2: Pha loãng sơn (bằng nước sạch hoặc dung môi) theo mức tối đa trong tài liệu nhưng để đạt kết quả tốt nhất thì không nên pha loãng.

>> Xem thêm:  Kinh nghiệm pha sơn tường nhà đúng tỷ lệ

  • Bước 3: Trộn thật đều.

1.4. Kinh nghiệm khi tự sơn nhà

Để bức tường sau khi sơn được hoàn hảo, phẳng mịn thì bạn cần đảm bảo chú ý những điều sau đây trước khi tiến hành sơn:

  • Bảo vệ những phần không sơn: Trước khi tiến hành sơn phòng bạn cần di chuyển hoặc che chắn nội thất trong phòng, cần che chắn cả nền nhà và cửa sổ. Với các đường viền, bạn có thể dán băng dính trắng để tránh mảng tường không cần sơn. Đặc biệt, cần đảm bảo ổ điện được che kín để sơn không dính vào gây mất thẩm mỹ.
  • Lưu ý kiểm tra kỹ một vài vị trí thường xảy ra khiếm khuyết như: bồn cây, lan can, đầu hồi dễ bị thấm nước nên cần xử lý chống thấm trước khi sơn.
  • Các vị trí như ổ điện, cầu thang, chân tường, cạnh cửa thường được dặm vá, trám trét lại nhiều và kéo dài dẫn đến dễ bị lệch màu, bong tróc không đồng đều với những mảng tường lớn.
  • Chuẩn bị lượng sơn: Để tránh lãng phí và dư thừa quá mức sơn, trước khi sơn bạn cần có dự tính số lượng sơn. Chú ý đo kích cỡ căn phòng, trừ ra phần cửa sổ để biết được bạn cần chuẩn bị bao nhiêu sơn. Trên mỗi thùng sơn đều sẽ ghi đầy đủ thông tin và thông số kỹ thuật. Bạn có thể xem thêm cách tính lượng sơn cần dùng tại đây.
  • Lựa chọn thời điểm sơn: Nên chọn thời điểm có thời tiết khô ráo trong năm, tránh mùa mưa và thời tiết nồm ẩm khiến cho sơn lâu khô.

1.5. Hướng dẫn lăn sơn tường

Kỹ thuật lăn sơn tường nhà mới và tường nhà cũ là giống nhau. Chỉ khác nhau ở bước tường nhà cũ cần loại bỏ lớp sơn cũ và xử lỹ kỹ bề mặt (phẳng, mịn) và xử lý những phần bị ngấm, ẩm (nếu có).

Sử dụng dụng cụ sơn phù hợp với từng khu vực: Cọ lăn cho khu vực tường phẳng rộng. Cọ tay và sơn phun sử dụng cho những vùng chi tiết, bề mặt gồ ghề.

Nhúng sơn và gạt sơn cho đều trong khay đựng sơn. Hãy bắt đầu tại một góc tường với một động tác sơn đơn giản hình W. Bạn nên thực hiện việc sơn tường như vậy trong từng khoảng nhất định khoản 1.2 –1.5 m2. Sau khi sơn kín khu vực này và lớp sơn còn ướt thì bạn tiếp tục chuyển qua khu vực kế tiếp và bắt đầu lại quy trình như khu vực bạn vừa sơn trước đó.

2. Quy trình thi công sơn nhà.

2.1. Thi công chống thấm

  • Đối với sơn chống thấm trộn xi măng, pha trộn xi măng đúng tỉ lệ 2 sơn 1 xi + 0,5 tới 1 nước hoặc theo qui định của nhà sản xuất cho từng dòng sơn.
  • Lăn kỹ 2 lớp sơn chống thấm, sơn từ trên xuống dưới.

Lưu ý khi sơn chống thấm nhà:

  • Để tránh vón cục, nên trộn xi măng với nước trước, sau đó đổ sơn vào khuấy đều chờ 3 phút cho hỗn hợp quyện đều.
  • Số sơn đã pha trộn với xi măng phải được sơn hết ngay trong ngày, để sang hôm sau xi măng sẽ vón cục và không đảm bảo chất lượng chống thấm nữa.

2.2.Thi công bột bả

Tùy vào yêu cầu và mục đích sử dụng mà có thể có 1 đến 2 lớp bột bả hoặc không sử dụng bột bả. Đặc biệt, lớp trét không được dày quá 3mm để tránh dẫn đến hiện tượng bong tróc, nứt hay biến dạng màng sơn.

Trộn bột bả với nước theo tỷ lệ 3:1, dùng máy khuấy đều cho tới khi hỗn hợp đạt trạng thái quánh dẻo đồng nhất. Tiếp theo, tiến hành trét 1-2 lớp, các lớp cách nhau khoảng 2-4 giờ đồng hồ. Chờ sau 4-6 giờ trước khi tiến hành xả nhám. Sau khi đã xả nhám, nên chờ khoảng 1-2 ngày để bề mặt bột cứng rồi mới quay lại vệ sinh và thi công lớp lót.

Lưu ý, bột bả sau khi trộn nên dùng ngay trong khoảng 1-2 giờ. Quá thời hạn trên, bột sẽ khô, cứng không thể thi công được nữa.

2.3. Lớp sơn lót nội thất

Lớp sơn lót có tác dụng là tăng cường khả năng chống thấm, chống kiềm, ngăn chặn tác động ngoài như bụi bẩn, rêu mốc… làm ảnh hưởng đến tính mỹ quan của ngôi nhà. Đồng thời thi công sơn lót giúp bề mặt tường nhẵn mịn, làm đều màu lớp sơn phủ và tiết kiệm sử dụng sơn phủ

Quy trình sử dụng sơn lót như sau:

Sơn lót kháng kiềm có tác dụng kháng lại tác động của kiềm lên bề mặt sơn, đồng thời giúp cho bề mặt tường nhẵn mịn, tránh hao sơn phủ và làm lớp sơn phủ đều màu hơn. Trong quá trình lăn sơn cần lăn sơn lót trắng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, đảm bảo phủ kín bề mặt tường.

  • Trước khi sơn lót: Cần đảm bảo bề mặt phải sạch, khô và ổn định. Cụ thể độ ẩm cần dưới 6% theo thang đo Sovereign hoặc 70% theo Lutron.
  • Pha sơn lót nội thất: Tùy thuộc vào loại sơn mà bạn có thể pha loãng với nước sạch (hoặc dung môi) nhưng không quá 15% theo thể tích, và trộn đều hỗn hợp trong 3 phút.
  • Tiến hành sơn lót: Sử dụng con lăn để sơn một lớp lên bề mặt, chú ý phải đảm bảo màng sơn phủ đồng đều trên bề mặt.
  • Lưu ý: Sơn phủ trắng bình thường không thể thay thế sơn lót vì không có đặc tính chống kiềm, ngăn ẩm, tạo bề mặt nhẵn mịn, độ bám dính cao.

2.4. Hướng dẫn sơn hoàn thiện lần 1

Sau khi sơn lót bạn cần để bề mặt khô và ổn định mới tiến hành sơn hoàn thiện lần 1. Với loại sơn nước thì cần để khô trong 2 giờ ở nhiệt độ 30 độ C. Với loại sơn dầu thì cần để khô 4 giờ ở nhiệt độ 30 độ C. Sau đó tiến hành sơn hoàn thiện lần 1 theo các bước sau:

  • Trước khi sơn: Kiểm tra bề mặt đảm bảo khô thoáng và mịn phẳng.
  • Pha sơn nước nội thất: Tùy thuộc vào loại sơn nội thất, nếu cần bạn có thể dùng nước sạch để pha loãng khoảng 15% theo thể tích, và trộn đều hỗn hợp trong 3 phút.
  • Tiến hành sơn hoàn thiện lần 1: Dùng con lăn, lăn nhè nhẹ để đảm bảo mặt tường mịn, phủ đều.
  • Kiểm tra sau khi sơn lần 1: Đảm bảo màng sơn phủ đồng đều trên bề mặt.

2.5. Hướng dẫn sơn hoàn thiện lần 2

Sau khi sơn hoàn thiện lần 1, bạn cần để mặt tường khô trong 2 – 4 giờ (tùy theo sản phẩm) ở nhiệt độ 30 độ C trước rồi mới tiến hành sơn hoàn thiện lần 2 theo các bước sau:

  • Trước khi sơn: Đảm bảo bề mặt hoàn toàn phẳng, mịn và khô ráo.
  • Pha sơn phủ nội thất lần 2: Có thể bổ sung (3-5%) nước sạch cho các hỗn hợp sơn đã pha nước, nếu đã sử dụng hơn 2 giờ.
  • Tiến hành sơn lần 2: Dùng con lăn, lăn nhè nhẹ để đảm bảo mặt tường mịn, phủ đều, đây chính là lớp sơn hoàn thiện lần cuối cùng.
  • Sau khi sơn sau: Quan sát nếu thấy lớp sơn phủ đều, không bị 2 màu, không có vết trên bề mặt tường thì bức tường sau sơn đã đạt chuẩn kết quả như mong muốn.
  • Sau đó cần để khô trong 2 đến 4 giờ (tùy theo sản phẩm) ở nhiệt độ 30 độ C để đảm bảo bức tường khô thoáng.

2.5. Hoàn thiện và kiểm tra bề mặt

  • Để khô: Để khô trong vòng từ 2 – 4 giờ ở nhiệt độ 30 độ C. Thời gian khô sản phẩm tuân thủ theo tài liệu kỹ thuật.
  • Bước kiểm tra: Bề mặt tường hoàn thiện phải láng mịn, màu sắc đồng nhất. Cần đảm bảo màng sơn phủ kín bề mặt. Nếu màu sơn quá đậm cần tiến hành thi công thêm lớp hoàn thiện để đảm bảo tính che phủ của màng sơn. Để bề mặt thật khô và ổn định.
  • Bước hoàn thiện: Đảm bảo thời gian cho màng sơn khô hoàn toàn ở 25 độ C trong 7 ngày.


    Trên đây là các chia sẻ về quy trình sơn nhà đầy đủ. Hi vọng rằng qua bài viết này bạn đã có thể tự trang bị kiến thức về sơn cho mình để tự thi công sơn tường nhà hiệu quả.
Zalo
Hotline 1800588800
Kinh Doanh Dự Án 0344588800
Bộ Phận Thi Công 0981108651
Kinh Doanh Bán Hàng 0934588800